Thời kỳ Tống Huy Tông, họa sĩ muốn vào trong họa viện của cung đình cần phải trải qua một kỳ thi. Kỳ thi vào họa viện được phân làm 6 khoa tương ứng với 6 đề tài, những bài thơ của cố nhân sẽ được lấy làm đề tài. Đặc biệt, Tống Huy Tông là người trực tiếp làm chủ khảo, bình họa.

Tương truyền rằng, sau khi họa sĩ dự thi hoàn thành tác phẩm, nếu như trúng được tâm ý của hoàng đế sẽ được ban thưởng. Trong những năm Tuyên Hòa (tự của Tống Huy Tông) (1119 – 1126) có họa sĩ tên Tiết Chí vẽ hạc đẹp đến nỗi được ban thưởng gấp mười lần; bức họa của Lưu Tư Nghĩa cũng được đánh giá cao đến mức ông được ban chức Tấn Thăng Thi Chiếu. Những điều này đều được xảy ra trong lúc Tống Huy Tông trị vì, đáng tiếc nó chỉ là những câu chuyện được mọi người truyền nhau ca tụng, những bức họa cũng như những câu chuyện về nó đều bị ẩn giấu, không được lưu truyền lại cho thế hệ sau này. Dưới đây là một vài ví dụ.

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

“Dã độ vô nhân chu tự hoành”

Câu thơ này được đến từ “Trừ Châu Tây Giản” của thi nhân Vi Ưng Vật từ triều đại nhà Đường, Dã độ vô nhân chu tự hoành ở đây có nghĩa đen là khung cảnh hoang vắng không bóng người, chỉ có một chiếc thuyền trên dòng nước. Hầu hết các ứng viên đều vẽ một chiếc thuyền buộc bên khe suối hoặc vẽ một con cò đứng trên chiếc thuyền hay một chú chim đậu trên mạn thuyền. Có người còn vẽ hai con chim xà cánh bay vào khoang thuyền, chủ yếu thể hiện cảnh không có người, những bức họa này đều bị cho là không liên quan đến tiêu đề. Chỉ có một bức họa nhận được sự tán thưởng của Huy Tông là một bức họa vẽ người phu thuyền đang nằm ngủ trên thuyền, bên cạnh có một cây sáo ngắn.

Đề tài là “vô nhân” (không người), sao lại vẽ có người chứ? Nếu quan sát kĩ lại, nguyên thơ nói không người, cũng không phải nói trên thuyền không có ai, mà là ý nói không có người qua sông. Mà trên bức họa này vẽ cảnh tình vừa vặn biểu hiện tầng nghĩa này: vùng sông với hai bên bờ hoang vắng, cả ngày chả có người qua sông, thuyền phu chờ đợi nhàm chán, bỏ lại cây sáo mà ngủ trên thuyền. Như vậy, há chẳng phải là càng tăng thêm sự cô độc tịch mịch cho chiếc thuyền hay sao? Dường như người chiến thắng chẳng những là có tay họa thần pháp, đến cả phương diện văn học cũng phong phú vô cùng.

“Thâm sơn tàng cổ tự”

“Thâm sơn tàng cổ tự” có nghĩa là trong núi sâu có một ngôi đền cổ. Đề tài này vừa được ra, tất cả những ứng cử viên đều cho là không khó khăn để có một bức tranh như ý. Một số vẽ cảnh tượng một góc mái của ngôi đền cổ sau những cây cổ thụ xanh trên núi, một số chỉ đơn giản là vẽ nửa ngôi cổ tự trên núi , số khác thì dứt khoát vẽ một ngôi đền to lớn hùng vĩ sừng sững giữa núi rừng.

Trong số ấy, duy có một bức họa với ý tưởng kỳ lạ, trong hình chỉ thấy một con đường mòn dài, kề sát theo núi, thoắt ẩn thoắt hiện, một vị hòa thượng bên dòng suối đang lấy nước, nấu nước. Huy Tông nhìn thấy trong tâm vui mừng khôn xiết, lập tức lập người này là người đứng nhất. Bức họa này vẽ rất đơn giản, nhưng chỗ cao minh chính là khéo đem chữ “Tàng” xảo diệu, tinh tế biểu hiện ra. Nhìn thấy hòa thượng lấy nước, như vậy trong núi ắt phải có chùa chiền, ngôi chùa ẩn trên ngọn núi này chỉ là bị những đám mây dày che phủ đi mà thôi.

Ảnh mang tính chất minh họa.

“Đạp hoa quy khứ mã đề hương”

Đề thi này đúng là độc cụ tượng tâm (công cụ cho những suy nghĩ lí tưởng độc đáo trong tâm). Đề vừa ra, các thí sinh gần như đều bận bịu trong việc vẽ ngựa vẽ hoa, hay là vẽ đạt quan hiển quý (lộ vẻ hiển vinh quý tộc), văn nhân nữ sĩ qua lại bụi hoa, trên vó ngựa còn lưu lại chút cánh hoa, dùng để thể hiện ý nghĩa mã đề hương”. Đáng tiếc là đều không lọt vào mắt của Tống Huy Tông. Cuối cùng, rốt cuộc cũng có một bức họa thu hút ánh mắt của ông: Một con tuấn mã chậm rãi đi, vài con bướm phía trước phía sau bay lượn, dùng sức truy đuổi vó ngựa. Vó ngựa và bươm bướm, tinh xảo mà thể hiện một khắc trước “đạp hoa”, lại biểu hiện sinh “hương” thời khắc này. Bức họa này ý tưởng xảo diệu, nghiễm nhiên được xếp vị trí đầu bảng.

“Trúc tỏa kiều biên mại tửu gia”

Để nhắm thẳng vào đề tài này, rất nhiều thí sinh đã tập trung mô tả quán rượu (Tửu gia), xung quanh là những dòng suối nhỏ, một cây cầu nhỏ ở vùng đất hoang vu, rừng trúc cùng đường mòn v.v. Mặc dù vẽ rất tỉ mỉ nhưng đều bị cho là ngụ ý tầm thường, không được Hoàng đế để mắt tới. Duy chỉ có ý tưởng của Lý Đường là mới mẻ độc đáo, tự mình một lối.

Ông vẽ một dòng suối nhỏ kéo dài, cây cầu nhỏ bắc ngang, bên kia cầu là một mảnh rừng trúc, ở đó có những cây trúc xanh um tươi tốt, trong bụi cây trúc hiện ra một lá cờ có chữ “Rượu” bay phất phới theo hướng gió. Hình ảnh bố trí hư hư thực thực. Huy Tông nhìn, thấy được quán rượu ẩn nấp trong rừng trúc phù hợp với ý tứ của chữ “tỏa” (khóa). Sau đó Lý Đường được gia nhập họa viện hoàng gia, ông chăm chỉ vẽ tranh và trở thành bậc thầy nổi tiếng triều Tống.

“Vạn lục tùng trung nhất điểm hồng”

Khi đề thi vừa ra, có ứng viên vẽ một đóa hoa màu đỏ nhỏ nhắn mọc trên cỏ xanh, có ứng viên thì vẽ trong bụi cây xanh xuất hiện một góc tường đỏ, lại có ứng viên vẽ một con hạc đứng thẳng trên cây tùng… Những bức họa này cũng phù hợp vời chủ ý trong câu thơ đề nhưng Tống Huy Tông nhìn cũng không hài lòng. Sau đó ông chọn ra được hai bức họa: một bức vẽ một tòa lầu màu xanh phỉ thúy (lông chim trả), trong đó một vị sĩ nữ đang trầm tư ngắm hoa lan, đôi môi nàng tươi đỏ ở giữa 4 bức tường lớn bao quanh chiếu rọi, tạo ra một độ tương phản mạnh mẽ, hình ảnh trở nên sống động; còn bức họa kia vẽ sóng nước xanh biếc, cùng một vầng mặt trời đỏ au, khí thế bàng bàng, tầm mắt rộng rãi. Cả hai bức họa có ý tưởng độc đáo, thực sự chỉ ra được tiêu điểm của câu thơ tìnhVạn lục tùng trung nhất điểm hồng (một chút màu đỏ trong bụi tùng xanh mướt).

Bởi sự thúc đẩy chăm chỉ và tâm huyết của Tống Huy Tông mà khiến cho họa viện Bắc Tống thời kỳ sau lên đến đỉnh cao chưa từng có. Trong họa viện có thể nói người tài vô số, hơn nữa đều tạo được ảnh hưởng sâu sắc, với những họa gia như Mã Bí, Vương Hy Mạnh, Trương Trạch Đoan, Chu Duệ, Tô Hán Thần, Lưu Ích, Phú Tiếp Đẳng. Sau này đến Nam Thiên của Nam Tống vẫn tiếp tục trọng dụng những nhân tài trong họa viện triều trước, đồng thời bổ sung thêm những họa sĩ địa phương, xây lại họa viện. Trong cung đình vẫn là nơi tụ hội của những nghệ sĩ nổi tiếng, như Mã Viễn, Hạ Khuê, Lý Tung, Lương Giai, Lý Địch, được coi là các cao thủ hội họa, mở màn một triều đại thịnh hành tranh vẽ cung đình.

“Đảo luyện đồ” – Trương Huyên
“Quắc quốc phu nhân du xuân đồ”

Ngoài ra, Tống Huy Tống cũng cung cấp những bức tranh trong phủ mà ông sưu tầm, lưu giữ cho học viên vẽ phỏng theo, ông yêu cầu tất cả học viên phải chuyên cần vẽ theo cổ họa. Học viên trong họa viện đều thông qua kì thi mới được vào học tập, vì thế mà họ đều có những tài năng nhất định, cho nên những bức vẽ mô phỏng phần lớn đều có chất lượng cao, sai biệt ít. Cách làm này của Tống Huy Tông mang lại những hiệu quả tốt, những bức họa cổ nhà Đường và trước nhà Đường được qua sự mô phỏng vẽ theo của học viên mà hậu nhân mới có cơ duyên chiêm ngưỡng những bức họa xưa cổ đó. Ví dụ như “Đảo luyện đồ” của Chu Phưởng thời Đường, “Đảo luyện đồ” của Trương Huyên, “Cung nhạc đồ” của Đường Nhân, “Quắc quốc phu nhân du xuân đồ” v.v. Đều là từ thời kỳ này vẽ phỏng lại mà hiện nay mới lưu giữ được nguyên dạng, là một đặc ân dành cho hậu nhân.

Sưu tầm