1. Phát âm rõ ràng
Nói trước gương. Hãy đứng thẳng và ngẩng cao đầu. Giữ cằm của bạn hướng lên trên. Sau đó, nói tên của bạn và lắng nghe âm thanh. Ngoài ra, bạn có thể đọc một đoạn văn từ một bài báo hoặc một quyển sách. Đánh giá âm lượng, âm sắc, hơi thở, và đặc biệt là cao độ của giọng nói.
- Cao độ của giọng nói được xác định bởi mức độ của tần số dao động dây thanh âm
- Nếu giọng của bạn nghe cao hoặc có âm cao, điều đó có nghĩa là tần số dao động dây thanh âm đang rung ở tần số cao.
- Nếu giọng của bạn nghe thấp hoặc trầm, điều đó có nghĩa là tần số dao động dây thanh âm đang rung ở tần số thấp hơn
Thư giãn cổ họng. Khi bạn cố gắng nói giọng trầm hơn bình thường, giọng nói của bạn sẽ ít bị vỡ hơn. Hãy hướng tới mục tiêu thư giãn cổ họng càng nhiều càng tốt, để dây thanh âm của bạn không ở trạng thái quá căng.
- Giữ ẩm thanh quản của bạn và giữ cho âm thanh phát ra rõ ràng bằng cách thỉnh thoảng tiết ra một ít nước bọt và nuốt vào.
Thực hành bài tập đọc. Hãy chọn một đoạn văn ngắn từ một trong những quyển sách hoặc bài báo yêu thích của bạn. Thực hành đọc đoạn văn chậm rãi và với giọng đọc nhỏ. Nếu bạn thấy mình đọc quá nhanh, bạn có thể để ý giọng nói của mình sẽ mất âm sắc. Hãy giữ cằm của bạn hướng lên trên, hít thở sâu bằng bụng và đọc đoạn văn
Luyện tập giọng nói qua ứng dụng di động. Bạn có thể sử dụng rất nhiều ứng dụng di động cho điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng để tự luyện tập dây thanh âm khi có thời gian. Các ứng dụng này cho phép bạn tập luyện hướng tới các mục tiêu cụ thể và theo dõi hiệu suất luyện tập. Chẳng hạn, bạn có thể thử một trong các ứng dụng sau:
- Ứng dụng Vocular cho phép bạn đo giọng nói của mình trầm đến mức độ nào. Nó cho bạn biết giọng bạn trầm ra sao và thậm chí cho phép bạn so sánh giọng nói của mình với những người nổi tiếng có giọng nói tương tự.
- Ứng dụng Eva được thiết kế cho người dùng chuyển giới hiện tại đang trong giai đoạn chuyển đổi và muốn thay đổi âm thanh giọng nói của họ, chẳng hạn như cao độ, âm sắc hoặc hơi thở.
Thử ngâm nga. Hãy ngâm nga sâu từ cổ họng, đôi môi hé mở và cằm hướng xuống ngực để làm ấm giọng nói của bạn. Bài tập ngâm nga là một sự khởi động tuyệt vời cho các nhạc sĩ và ca sĩ, cũng như bất cứ ai muốn cải thiện giọng nói.
- Chầm chậm nâng cằm lên trên trong khi ngâm nga và sau đó bắt đầu nói bằng giọng ngâm nga đó, để nó phát ra âm trầm hơn.
Nói bằng miệng. Thay vì nói giọng mũi, bạn nên nói bằng miệng. Mặc dù bạn có thể nói giọng trầm qua mũi, nhưng tốt hơn là hãy nói giọng trầm mà không phải thông qua mũi.
- Tránh sử dụng âm thanh quá nhẹ, mỏng, ngang, quá rỗng hoặc âm vang giống như tiếng vang mà bạn có thể cảm nhận được trong lồng ngực (gọi là giọng ngực).
Luyện tập phát âm giọng nói của bạn. Hãy học cách nói để bạn nghe thấy giọng nói của chính mình. Đừng kìm bụng khi học kỹ thuật này. Hít thở từ cơ hoành của bạn. Bạn sẽ cảm thấy hơi thở của mình di chuyển từ bụng lên ngực rồi phát ra khỏi miệng.
Luyện tập thay đổi giọng nói dần dần. Tránh nôn nóng luyện tập quá sức để thay đổi giọng nói của bạn để tránh làm căng dây thanh âm. Khi bắt đầu, bạn chỉ nên tập trung luyện tập giọng nói trong một khoảng thời gian ngắn và trong vòng nửa cung dưới mức âm vực bình thường của bạn. Theo thời gian, hãy hạ thấp hơn âm vực của bạn một cách cẩn thận, và cho bản thân thêm thời gian.
- Hãy vui vẻ và thử nghiệm với bạn bè và gia đình để xem họ phản ứng như thế nào (có lẽ họ sẽ sẵn sàng tha thứ). Hãy thử giọng nói hài hước và tông kỳ lạ để học cách kiểm soát tốt hơn. Tiếp tục hướng tới mục tiêu để đảm bảo rằng giọng nói của bạn nghe có vẻ như bạn mong muốn.
2. Thử các kỹ thuật tức thời
Giữ cằm hướng lên trên. Tư thế tốt sẽ giúp bạn duy trì giọng nói trầm và chuẩn. Thay vì để đầu bạn hướng xuống hoặc nghiêng sang một bên trong khi nói, bạn nên cố gắng giữ thẳng đầu và cằm hướng lên trên.
- Tư thế của bạn là điều quan trọng để có được một giọng nói hay.
Nuốt trước khi nói. Một mẹo để có được giọng nói trầm hơn là thực hiện động tác nuốt ngay trước khi bạn nói. Bạn không cần phải nuốt bất cứ thứ gì. Hãy tưởng tượng bạn đang nuốt một cái gì đó và sau đó nói ra. Giọng nói của bạn sẽ hơi thấp hơn bình thường.
Nói chậm rãi. Hãy thử nói chậm hơn bình thường. Hạ giọng khi bắt đầu một câu và sau đó chỉ nói chậm. Nói quá nhanh có thể nâng độ cao giọng nói của bạn
Tránh giọng nói lớn hoặc cáu kỉnh. Sự luyện tập này có thể tác động đến dây thanh âm của bạn. Nó cũng có thể là một triệu chứng bệnh, chẳng hạn như viêm họng liên cầu khuẩn.
- Tránh hút thuốc. Mặc dù hút thuốc có thể mang lại cho bạn một giọng nói khàn khàn hoặc giọng nhiều hơi, nhưng về lâu dài nó sẽ gây tổn hại cho sức khỏe của bạn, bao gồm cả dây thanh âm và phổi.
- Nếu bạn có giọng khàn khàn mà lâu ngày không khỏi, bạn nên đi kiểm tra sức khoẻ.
3. Kiểm soát hơi thở
Hít thở tự nhiên. Hãy dành một chút thời gian để nhận biết chất lượng hơi thở của bạn. Để ý xem bạn đang hít vào bằng miệng hoặc qua mũi. Đừng cố gắng thay đổi hơi thở của bạn ngay lúc này. Chỉ cần chú ý cảm nhận và thở tự nhiên.
Thử nghiệm với hơi thở. Hãy thử hít vào bằng mũi và đẩy hơi thở xuống sâu dưới bụng. Sau đó, trong khi bạn đang thở ra, hãy nói “xin chào”. Hãy lắng nghe cao độ và độ sâu của giọng nói. Để so sánh, bạn có thể thử bài tập tương tự nhưng hít vào ngực hoặc cổ họng của bạn. Nó sẽ phát ra âm thanh rất cao khi bạn hít vào cổ họng, âm thanh trung bình khi bạn hít vào ngực và âm thanh trầm khi bạn hít vào cơ hoành.
Sử dụng bài tập hít thở với cơ hoành. Hít sâu vào cơ hoành dưới của bạn. Khi bạn thở ra, hãy nói gì đó mà bạn muốn. Giọng nói của bạn sẽ nghe trầm hơn nếu bạn hít vào bụng dưới.
- Mở miệng hoàn toàn tự nhiên để nói bình thường. Không mím môi, chu môi hoặc phồng má.
Lời khuyên từ chuyên gia
Dưới đây là một số bài tập mà tôi áp dụng với khách hàng của mình:
- Hít thở sâu và phát tiếng rít khi bạn thở ra. Sau khi bạn hít vào một hơi thật sâu, hãy nghiến răng và từ từ giải phóng không khí trong phổi để tạo ra tiếng rít. Điều này giúp lồng ngực nở ra và làm cho giọng trầm hơn trước khi bạn nói.
- Há miệng rộng hết mức có thể và cố ngáp. Động tác này sẽ đẩy thanh quản xuống dưới cổ họng và làm cho giọng nói của bạn trầm hơn. Lặp lại điều này 4 hoặc 5 lần trước khi bạn nói, nhưng đừng ngáp quá to vì nó có thể làm tổn thương dây thanh âm của bạn.
- Tạo ra tiếng vang từ ngực. Để làm điều này, bạn hít vào một hơi thật sâu và sau đó ngâm nga lâu nhất có thể. Ngâm nga sẽ làm ấm và kéo dài thanh âm của bạn, làm cho giọng trầm hơn.
Lời khuyên
- Ghi âm giọng nói của bạn. Hãy mua hoặc mượn một máy ghi âm. Tạo một bản ghi ngắn khi bạn đọc một đoạn văn từ một bài báo hoặc một quyển sách.
- Nhiều ca sĩ và người biểu diễn uống trà gừng trước một buổi trình diễn lớn. Mặc dù không có chứng minh khoa học cụ thể về việc trà gừng sẽ có ích cho việc luyện tập, nhưng nhiều người biểu diễn cho rằng nó giúp họ thư giãn và có thể làm ấm dây thanh âm.
- Nếu tài chính cho phép, bạn có thể thử đăng kí một vài khoá học phát biểu hoặc luyện thanh. Khi đó, hãy trò chuyện với giáo viên hướng dẫn hoặc người luyện thanh để nhận được lời khuyên và thông tin về các chi phí liên quan.
- Thử hát một số bài hát có âm vực thấp hơn hoặc tìm một bài hát mà bạn thích và hạ thấp quãng tám khi luyện thanh.
Cảnh báo
- Tránh nói bằng giọng cứng, thô, hoặc hắng giọng. Điều đó có thể làm tổn thương giọng nói của bạn theo thời gian.
- Đừng làm căng giọng bằng cách đẩy các âm thanh phát ra một cách không thoải mái, chẳng hạn như giọng chua ngoa (nghiến rít).
- Uống nước lạnh sẽ làm căng dây thanh âm.
- Nếu bạn có một giọng nói cao như giọng nam cao, đừng căng thẳng hoặc cố gắng thay đổi giọng nói tự nhiên của mình.