Lễ hội khai ấn đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định) diễn ra vào đêm 14 tháng Giêng hằng năm để ghi nhớ công lao to lớn của các vua Trần đã có công dựng nước, khai sông, lấn biển, mở mang bờ cõi với hào khí Đông A sáng ngời, ba lần đánh thắng giặc Nguyên-Mông
Nguồn gốc lễ hội khai ấn đền Trần
Lễ khai ấn đền Trần là một tập tục của triều đại nhà Trần – triều đại phong kiến kéo dài và hùng mạnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với chiến công hiển hách ba lần đánh tan quân Nguyên Mông – đạo quân xâm lược; được mệnh danh là “bách chiến bách thắng”.
Sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, ngày 14 tháng Giêng, tại phủ Thiên Trường (nơi phát tích của nhà Trần), vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và thưởng công, phong tước cho các quan, quân có công trong việc đánh giặc. Kể từ đó, cứ vào ngày này, các vua Trần lại tổ chức nghi thức khai ấn để tế lễ trời đất, Tổ tiên; phong chức tước cho những người có công, đồng thời mở đầu cho một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền nhà Trần.
Sau này trên nền phủ Thiên Trường, nhân dân đã xây dựng khu di tích đền Trần đề thờ 14 vị vua, Trần Hưng Đạo cùng các quan văn, võ, đồng thời duy trì nghi thức khai ấn để tưởng nhớ công đức của các vua Trần, giáo dục con cháu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông xã tắc.
Nghi lễ khai ấn với ý nghĩa nhân văn lớn lao là cầu mong cho thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn đền Trần “Tích phúc vô cương”; cầu mong mọi người bước sang năm mới mạnh khoẻ, lao động, sản xuất hăng say, học tập, công tác tốt. Trải qua nhiều năm, lễ khai ấn vẫn được người dân duy trì và phát triển và trở thành một trong những tập tục đẹp, một nét văn hóa đẹp trong những ngày đầu năm mới của người Việt được gìn giữ lâu đời.
Trước khi lễ khai ấn được tổ chức, vào ngày mùng 2 tháng Giêng, Ban quản lý Khu di tích đền Trần thực hiện nghi lễ xin mở ấn để in các lá ấn phục vụ lễ khai ấn. Nội dung lá ấn bao gồm các chữ: “Trần triều điển cố – tích phúc vô cương”’. Đến 22h ngày 14 tháng Giêng, lễ khai ấn được bắt đầu với nghi thức rước hòm ấn từ nội cung đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường. Sau khi lễ khai ấn được thực hiện bởi 14 cụ cao niên thôn Tức Mặc (phường Lộc Vượng) kết thúc, khách thập phương vào đền Thiên Trường để tế lễ, xin lá ấn với mong muốn một năm mới thành đạt và phát tài.
Ở Việt Nam, nhà Trần xếp đặt quan chức chủ yếu dựa vào phép đặt quan của nhà Lý, đồng thời có tham bác và mô phỏng theo quan chức chế của nhà Đường – Tống (Trung Quốc). Thời nhà Trần, các vương công tôn thất đều ở phủ đệ riêng nơi thôn dã, đến kỳ triều kiến thì mới vào kinh. Khi nhậm chức thì họ cũng chỉ nắm giữ những cái chính, còn thực quyền thì nằm trong tay quan Hành khiển. Nhà Trần thiết lập Thượng thư sảnh và Môn hạ sảnh. Thượng thư sảnh có nhiệm vụ giúp Tể tướng quản lý các việc có liên quan đến quan chức, chức Hành khiển Thượng thư đứng đầu. Môn hạ sảnh là cơ quan thân cận của vua, có nhiệm vụ giữ bảo ấn, chuyển lệnh của vua tới các quan, nhận lời tấu lên vua và các công việc lễ nghi trong cung; chức chưởng đều gắn với chức hành khiển. Hành khiển là chức rất lớn, bao trùm các chức lệnh thị lang, tả hữu ty, lang trung.
Ý nghĩa việc xin ấn
Không phải ai về xin ấn đền Trần cũng hiểu được hết ý nghĩa của nghi lễ này. Bản chất của bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn là Nhà Trần ban cho con cháu cái phúc, dạy con cháu, bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dầy thì được hưởng lộc càng bền vững. Đấy là ý nghĩa giáo dục sâu sắc nhất của việc ban ấn. Ý nghĩa của ấn chỉ đơn giản như vậy nhưng không phải ai cũng hiểu mà vẫn còn một số lầm tưởng rằng, xin ấn để cầu “thăng quan, tiến chức”. Vì vậy, những ai cầm ấn trong tay mà không hiểu bản chất ý nghĩa sâu sắc đó thì ấn cũng chẳng có giá trị gì.
Môn hạ sảnh ấn – ấn cổ bằng đồng xưa cũ nhất, có xuất xứ rõ ràng nhất đến nay còn lưu giữ được – đã chính thức được công nhận là bảo vật quốc gia.
Minh Mạng qua Ninh Bình có ghé lại đây và cho khắc lại: Ấn cũ khắc là “Trần triều chi bảo”, ấn mới khắc là “Trần triều điển cố” để nhắc lại tích cũ. Dưới đó có thêm câu “Tích phúc vô cương”.
Theo các tài liệu địa chí và đăng khoa lục thì Đỗ Hựu sinh năm 1441, không rõ năm mất, quê xã Đại Nhiễm (thời Trần là xã Văn Tập), huyện Ý Yên nay thuộc xã Yên Bình, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất niên hiệu Hồng Đức 9(1478) đời Lê Thánh Tông, làm quan đến Lại bộ Tả Thị lang, từng đi sứ nhà Minh và có công chiêu dân khai hoang vùng đất ven sông Hát. Ông có tác phẩm “Sơn thủy hành ca”. Bài thơ của ông nói về lệ khai ấn đền Trần mà chúng tôi tìm thấy trong “Nam châu vịnh tập” như sau:
十四夜觀開印會
曾聞昔日有陳王
即墨猶留族祖堂
萬頃栘來田地廣
康村定宅孝和彰
展誠以祭前魚廟
開印惟祈後克昌
天下如今誰對此
斯民斯邑望恩長
Phiên âm :
THẬP TỨ DẠ QUAN KHAI ẤN HỘI
Tằng văn tích nhật hữu Trần vương
Tức Mặc do lưu tộc tổ đường
Vạn Khoảnh di lai điền địa quảng
Khang thôn định trạch hiếu hoà chương
Triển thành dĩ tế tiền ngự miếu
Khai ấn duy kỳ hậu khắc xương
Thiên hạ như kim thùy đối thử
Tư dân tư ấp vọng ân trường.
Dịch nghĩa :
TỐI MƯỜI BỐN ĐI THĂM HỘI KHAI ẤN
Từng nghe rằng ngày trước vua Trần
Ở đất Tức Mặc có đền thờ tổ
Ban đầu dời tới Vạn Khoảnh(1) đất đai rộng rãi,
Sang Khang thôn, lấy sự hiếu với mẹ cha, hoà cùng anh em cư trú.
Từ ấy tỏ lòng thành kính hằng năm tế tại Ngư miếu;
Và khai ấn để cầu sự tốt lành cho lớp tương lai(2)
Nay trong thiên hạ, nơi nào sánh được
Thế là dân làng sở tại mãi mãi nhờ ơn to lớn.
Theo bài thơ trên của Tiến sĩ Đỗ Hựu ở thế kỷ 15 thì lệ khai ấn đền Trần tương truyền là lệ vốn có của tộc Trần, vào thời kỳ tác giả sống lễ khai ấn tại tộc miếu của nhà Trần vẫn còn diễn ra. Có lẽ từ lệ riêng của tộc Trần về sau phát triển thành lệ chung của nhân dân. Bài thơ tuy là sáng tác văn học nhưng những điều phản ánh trong tác phẩm lại là điều tai nghe mắt thấy nên rất đáng tin. Như vậy, lệ khai ấn thời Trần không phải thời Nguyễn (Minh Mệnh) hay về sau này mới nghe, mà đã được tương truyền từ thế kỷ 15 mà bài thơ của Đỗ Hựu là một minh chứng rõ ràng.
Khi xin ấn cần những thủ tục gì?
Xưa kia khi đi lễ chùa thường người dân đặt lễ cầu xin lên chánh điện rồi trình bày nội dung vào giấy sớ viết rõ nội dung cầu xin và kính cẩn cung thỉnh xong mới ra xin được đóng ấn việc cầu xin đó mới linh nghiệm vậy.
Nay do trào lưu nhu cầu xin ấn phát triển và quá đông nên hình thức phát ấn hiện nay là dùng giấy vàng đóng ấn hàng loạt còn nội dung thì không biết như thế nào, cũng như con dấu hiện nay đóng vào tờ giấy trắng không nội dung vậy. Khi nhìn vào đó chúng ta không biết là sắc lệnh gì để thực hiện vô tình làm méo mó ý nghĩa của sắc ấn, cũng như sự linh thiêng của sắc ấn không hiệu dụng.
Vấn đề nhận ấn
Bên đức thánh trần triều đại vương thiên về vấn đề trị tà và trừ ta, vì vậy các ấn nhà trần, sau khi các bạn thỉnh về thì không nên đặt lên ban thờ, các bạn có thể cất đi nhưng phải để ở những nơi sạch sẽ, ý nghĩa của ấn nhà trần trong ngày lễ phát ấn có 4 chữ TÍCH ĐỨC VÔ CƯƠNG thường cho vào khung kính trang nghiêm treo nơi phòng làm việc và phòng khách, xin nhắc kỹ ấn này không dùng để trị tà, vì vậy chỉ nên treo trong phòng khách hoặc phòng thờ, chứ không đem theo người, hoặc để lên ban thờ …
Nguồn: twinkl