Trong bức “Tuyên Tông xạ liệp đồ”, có mô tả một số khoảnh khắc sống động về việc sắn thú bên hồ của ông. Tuyên Tông xuống ngựa quay đầu nhìn quanh, tay cầm cung một phát bắn được con nai, cách đó không xa có một chú nai kinh hoàng bỏ chạy. Cái thú “chơi” của Tuyên Tông rất đa dạng, ông luôn tìm các loại hình thức để không bị nhàm chán…

Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu với mọi người một vị hoàng đế thời Minh, có thể nói ông là một người tương đối biết cách “chơi” trong các vị hoàng đế cổ xưa, ông chính là Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ. Ông lên ngôi hoàng đế trong vòng 10 năm trong một thời kỳ hưng thịnh nhà Đại Minh. Chu Chiêm Cơ thiên tư trí thức, tinh thông minh tuệ, tương truyền ông là “Thái bình thiên tử”. Lúc 13 tuổi, Minh Thành Tổ Chu Lệ lập ông làm hoàng thái tử cũng vì sự chăm chỉ dụng tâm trong việc bồi đắp tài năng của ông.

Minh Tuyên Tông (Tranh: wikipedia)

Thời thơ ấu của Chu Chiêm Cơ gắn với những lần xuất chinh cùng tổ phụ, từ nhỏ đã hình thành tích cách anh dũng thượng võ. Trong lúc tại vị, ông luôn chú trọng đến việc huấn luyện quân sự, luyện binh diễn võ.

“Tuyên Tông xạ liệp đồ” (Ảnh: pinterest.com)

Trong bức “Tuyên Tông xạ liệp đồ”, có mô tả một số khoảnh khắc sống động về việc sắn thú bên hồ của ông. Tuyên Tông xuống ngựa quay đầu nhìn quanh, tay cầm cung một phát bắn được con nai, cách đó không xa có một chú nai kinh hoàng bỏ chạy. Cái thú “chơi” của Tuyên Tông rất đa dạng, ông luôn tìm các loại hình thức để không bị nhàm chán. Trừ việc thỉnh thoảng săn bắn ở ngoại ô, ông cũng thích tham gia vào một số cuộc thi trong cung điện. Các môn thể thao trong cung hầu hết phát triển từ việc huấn luyện quân sự mà thành, phía dưới ta hãy cùng họa sĩ cung đình nhà Minh với “Chu Chiêm Cơ hành nhạc đồ” tìm hiểu một chút, rút cuộc Tuyên Tông thích “chơi” những trò chơi gì!

Xạ hầu

Xạ hầu là một hoạt động bắn bia, hầu ở đây là chỉ trung tâm của cái bia, chiếc bia bắn được làm từ da hoặc vải chế thành. Trong bức họa có một người kéo căng cung đáng muốn bắn, ngoài ra có vài người tản quanh hai bên người kéo cung, xa xa có hai chiếc cờ, ở giữa hai chiếc cờ có tấm bia, hai bên cờ có người đứng để chuẩn bị mũi tên.

Đá cầu

Đá cầu hay còn gọi là xúc cúc là một trò chơi đá cầu theo nhóm, tương tự như môn bóng đá ngày nay. Hai đội sắp xếp bố trí thành hàng và tấn công lẫn nhau. Tuyên Tông tự mình dẫn Nội Thị luyện tập, lấy cớ để có thể rèn luyện thân thể lại vừa mang lại niềm vui. Ông còn từng làm một bài thơ “Xúc Cúc”:

Mật mật thanh ấm giai bối cung,

cẩm y hoa mạo xúc đông phong.

Tối liên uyển chuyển như tinh độ,

kim cổ phong lưu khí khái đồng.

(Tạm dịch:

Dày đặc những tà áo màu xanh trong cung

Áo cẩm mũ hoa đá gió đông

Uyển chuyển nhẹ nhàng như sao sáng

Khí khái từ cổ đến sau này vẫn phong lưu)

Cưỡi ngựa đánh bóng

Cưỡi ngựa đánh cầu là một hoạt động thể thao “tập võ kết hợp tiêu khiển”, người cưỡi trên lưng ngựa sử dụng một cây gậy đánh bóng và thể hiện các kỹ năng, tấn công cùng phòng thủ. Quả bóng gỗ được sử dụng trong trò chơi khá nhẹ, vỏ ngoài được sơn đỏ, gậy dùng để đánh bóng cũng được làm bằng gỗ, đầu gậy có hình dáng trăng lưỡi liềm.

Chùy hoàn

Chùy hoàn tương tự như cách chơi golf ngày nay, giữa sân có các chỗ lõm, bên trái chỗ lõm lập một thải kỳ (cờ màu), số lượng chỗ lõm sẽ theo số lượng thải kỳ, các người tham dự đều chấp cầu tranh giải.

Ném mũi tên vào bình rượu (trò chơi phạt uống rượu trong những buổi tiệc thời xưa)

Trong một khoảng cách cố định phải ném mũi tên vào trong hũ rượi, do những người đứng cạnh hũ rượu sen tính tỷ số và tuyên bố tỉ số thắng thua. Nếu quăng trúng sẽ thắng, thua sẽ bị phạt uống rượu. Theo bức họa, Tuyên Tông ném ba mũi tên đầu đều trúng hũ, có ba mũi tên ném không trung rơi dưới đất, thắng thua là có thể định rõ.

“Chu Chiêm Cơ đấu am thuần đồ” – Trò chơi chọi gà

Minh Tuyên Tông là một vị văn nhã đế vương, lúc nào cũng hết mình khi cung đình có lễ hội thi đấu, việc này khiến diện mạo cung đình lúc nào cũng tươi sáng hoạt náo, tăng thêm những sinh hoạt trong cung. Những thứ ông “chơi” không phải là những đồ chơi vô bổ, trong đó có nhiều những giáo hóa và sự huấn luyện con người!

Theo sohu.com – Uyển Vân biên dịch.