Phương pháp vẽ tranh mà không vẽ nháp có nguồn gốc từ một kỹ thuật vẽ tranh của Phật giáo. Tranh vẽ không nháp hay còn gọi là “tranh không cốt” xuất hiện sớm nhất trong thời đại Bắc Tống.
Trầm Quát thời Bắc Tống có ghi lại cho hậu nhân về cách vẽ hoa của Từ Sùng Tự trong “Mộng khê bút đàm” rằng: “Bất dụng mặc bút, bút dĩ thái sắc đồ chi” (không cần dùng đến mực để vẽ nháp, màu sắc từ ngòi bút sẽ tự hình thành nên bức tranh). Uẩn Thọ Bình thời nhà Thanh là một đại biểu xuất sắc của dòng tranh này, với các thể hiện tuyệt tác về hoa mẫu đơn
Trong thời kì nhà Tống, chủ đề hoa và chim trong vẽ tranh cực kỳ phổ biến và hình thức tranh cũng rất đa dạng. Chủ yếu lấy màu hoàng kim của hoa và chim làm chủ đề, lúc này cách vẽ không nháp vẫn chưa được coi trọng. Đến tận thời Nguyên, “tranh không cốt” được vẽ chủ yếu là tranh thủy mặc.
Thời Minh triều coi trọng màu sắc, những bức “tranh không cốt” mới xuất hiện mang theo một sự tự nhiên của màu sắc nên họ bắt đầu vẽ những bức tranh về hoa và chim bằng cách này. Mãi cho đến cuối thời Minh, những bức họa hoa và chim “không cốt” mới được thực hiện thành thục và bước vào thời kỳ hưng thịnh.
Vào đầu triều đại nhà Thanh, nó đã phát triển thành một lối vẽ chấm phá truyền thần, một ngòi bút tự do. Đến thời kì của Uẩn Thọ Bình, ông đã biến đổi những bức tranh không nháp thành một phong cách gọn gàng và ngay ngắn. Điều cực kỳ trân quý ở đây là, mặc dù đưa bút lông vẽ những vệt rất kỹ lưỡng nhưng không hề mang cho người xem cảm giác cứng nhắc, không tự nhiên. Sắc thái nồng đậm nhưng hết sức thanh nhã, trong tranh tràn đầy khí chất bình thản mà thơ mộng của văn nhân. Vì thế mà tranh hoa và chim thời gian này đã nhảy tót lên vị trí “đầu rồng” (ý nói dẫn đầu), ảnh hưởng đến toàn bộ giới hội họa, bất kể về chiều sâu hay chiều rộng đều đạt đến đỉnh điểm.
Bạn chí cốt của danh họa Vương Hy
Vương Hy – người bằng hữu chí cốt của Thọ Bình, là một người có tài vẽ tranh phong cảnh, là một trong “Thanh sơ lục đại gia”, ông cũng là người được hoàng thái tử Dận Nhưng khen ngợi hết lời. Cùng với Uẩn Thọ Bình học thức sâu xa, giỏi thư pháp, vẽ tranh cùng thơ văn, thời đó mọi người gọi ông là “Nam Điền Tam Tuyệt” (Nam Điền là hiệu của Uẩn Thọ Bình). Hai người có thể nói là chí thủ tương đắc. Vì điều này mà ra đời một câu chuyện nhỏ về những bức tranh trong giới hội họa.
Uẩn Thọ Bình sau khi nhìn thấy tranh phong thủy của Vương Hy, cảm thán mà viết: “Vẽ loại này để huynh nhất nghệ tinh, Cách đây hổ thẹn không muốn làm người thứ hai trong thiên hạ” (Cách là họ gốc của Thọ Bình). Tranh sơn thủy của Vương Hy đích thực là “độc bộ thiên hạ” (một mình đi một đường, không ai sánh kịp), Uẩn Thọ Bình thực sự không muốn làm người thứ hai sau Vương Hy nên ông đã quyết định chuyển qua vẽ hoa và chim, đặc biệt với phương pháp vẽ “không cốt”. Cực kỳ nhanh, Thọ Bình đã tạo ra một phong cách đặc sắc riêng cho mình, ông được khen là: “Thiên cơ vật thú, tất tập hào đoan” (Ý là phải ngộ được thiên cơ, có những hứng thú về sự vật, và đem tất cả những cảm thụ đó nén vào bức tranh).
Có người cho rằng ông là một cây bút có tiên khí, cũng có thể đúng thật! Uẩn Thọ Bình sinh ra với cái tiên khí quyến rũ lạ thường, khi hạ bút xuống luôn đưa cây hoa trở nên tưới mới và nhã lệ.
Uẩn Thọ Bình tự xưng là “Từ gia truyền Ngô pháp”, ông nói rằng Từ Sùng Tự đã truyền cho ông phương pháp vẽ “tranh không cốt” này, sau đó ông lại dung hòa hai sự tinh túy từ Từ Sùng Tự và Hoàng Thuyên, cộng thêm một đoạn thư pháp đi kèm, ông nói: “Mỗi bức họa một bông hoa, tất nhiên hoa sẽ phải cắm trong bình, nó là sự bắt buộc, tất phải là mùi hương của cuộc sống”. Một sự kiên trì, một sự nỗ lực, thực sự đã cách cấp độ “hoạt sắc thiện hương” không còn xa nữa, làm cho tác phẩm của ông đã rất thịnh hành trong một thời kỳ.
Một bông hoa – Một thế giới
Nói đúng ra, kỹ thuật của Uẩn Thọ Bình chính là dùng toàn bộ cơ thể của mình để làm “khung” cho bức tranh. Đặc biệt khi vẽ hoa mẫu đơn, đối mặt với từng cánh hoa với kết cấu phức tạp và tinh xảo, ông từng chút, từng chút một, dùng “phương pháp màu sắc hòa trộn nước” cùng với tâm tư trong suốt của mình mà nhuộm ra từng tầng từng lớp của bông hoa. Kỹ thuật này tương tự cho những bức tranh chi tiết ngày nay, chỉ khác là nó không có đường viền nháp sẵn mà thôi.
Bớt đi đường viền xung quanh hoa và lá, lại công thêm ngòi bút không nhuốm vết nhơ cõi hồng trần của người nghệ sĩ. Mẫu đơn hiện lên trước mặt thế nhân với một sự tao nhã động lòng người, yên bình tĩnh lặng mà thức tỉnh bao nhiều lòng mến mộ nơi thế tục. Trong triều đình nhà Thanh lúc bấy giờ người người trên dưới khi xem tranh của Uẩn Thọ Bình đều thốt lên thán phục. Tranh hoa mẫu đơn của đã tạo cảm hứng cho nhiều nhà thơ:
Thi nhân – Họa gia – cùng ca ngợi hoa mẫu đơn
Tác giả Lưu Vũ Tích, trong “Thưởng Mẫu Đơn”:
Đình tiền thược dược yêu vô cách, trì thượng phù cừ tịnh thiểu tình
Duy hữu mẫu đơn chân quốc sắc, hoa khai thì tiết động kinh thành
(Đình nhà trước đây chỉ có thược dược, hoa sen trong ao tĩnh nhưng thiếu tình
Chỉ có mẫu đơn thật quốc sắc, khi hoa nở làm chấn động kinh thành)
Tác giả Vương Duy, trong “Hồng Mẫu Đơn“:
Lục diễm nhàn thả tĩnh, hồng y thiển phục thâm
Hoa tâm sầu dục đoạn, xuân sắc khởi tri tâm
(Màu xanh xinh đẹp tĩnh lặng, áo đỏ nhạt đi rồi lại đậm
Tâm hoa sầu muộn muốn đoạn tuyệt, mùa xuân đến lại đánh động vào tâm)
Tác giả Bạch Cư Dị, trong “Tích mẫu đơn hoa kỳ”
Tịch mịch nuy hồng đê hướng vũ,
Ly phi phá diễm tán tuỳ phong.
Tình minh lạc địa do trù trướng,
Hà huống phiêu linh nê thổ trung.
(Lặng lẽ cánh hồng rũ dưới mưa; Sắc tàn đoá rã gió tung bay; Rơi trên mặt đất đã thấy thương lòng; Huống nữa còn bay xuống vũng bùn nhơ)
Tác giả Tống Thiệu Ung, trong “Mẫu đơn ngâm”:
Mẫu đan hoa phẩm quan quần phương, huống thị kỳ gian canh hữu vương
Tứ sắc biến nhi thành bách sắc, bách bàn nhan sắc bách bàn hương
(Hoa mẫu đơn là quan của hoa thơm, huống gì là thời kỳ còn làm vương
Bốn màu biến đổi thành trăm sắc, dùng mọi sắc màu dùng mọi hương)
Trong nền văn hóa thiên nhân hợp nhất, quả thực đã sản sinh ra được những bậc kỳ tài ưu tú về nghệ thuật, mà Uẩn Thọ Bình là một trong số đó.
Sưu tầm