Hãy tham khảo ngay mẹo đóng đồ gỗ tại nhà và những lời khuyên dưới đây. Bởi bạn sẽ rất cần những lời khuyên hữu ích này đấy
I. Làm quen và chuẩn bị dụng cụ
Với sản phẩm đầu tay này, bạn có thể vừa làm vừa trải nghiệm và rèn luyện các kĩ năng nghề mộc của mình từ những thao tác đơn giản như cắt thẳng, đo độ dài hay ghép hai miếng gỗ lại với nhau.
Hãy xem như đây là một trường học nghề của riêng bạn, vì vậy đừng bỏ ra quá nhiều tiền của và thời gian cho nó. Bạn rất dễ dàng mắc lỗi với sản phẩm đầu tay, vì vậy tốt hơn hết hãy mắc lỗi với các đồ dùng đơn giản, không mấy quan trọng và không gây nguy hiểm.
Một số sản phẩm cơ bản:
- Máy cưa có thước đo để có thể cắt khung và các góc được chính xác. Nếu bạn không có cưa máy bạn có thể dùng cưa tay và thước ê ke để đo góc cắt cho chuẩn.
- Gỗ mặt bàn kích thước 95x60cm , dày 4cm
- Chân bàn : 4 thanh dài 50cm (kích cỡ 45x45mm)
- 16 con vít gỗ dài 4cm (dùng cố định góc khung đỡ mặt bàn)
- 4 Bulong vít dài 7cm ( dùng cố định chân bàn)
- 6 miếng ke góc chữ V bằng thép (dùng cố định mặt bàn và khung đỡ)
- 12 ốc vít 2cm (dùng bắt vào ke góc V)
- Khung đỡ bàn: 2 thanh dài 79cm (thanh ngang) và 2 thanh ngang dài 44cm
- Máy khoan cầm tay hoặc máy khoan mini
- 4 miếng khóa góc dài 10cm (cắt 45 độ 2 đầu)
Tham khảo: Top 5 bộ đồ nghề mộc 2019
II. Cách đóng bàn gỗ theo bản mẫu
Bạn có thể chụp ảnh hay bằng cách nào đó giúp bạn thu thập được những mẫu đồ gỗ nội thất mà mình cảm thấy ưng ý. Với cách này, bạn sẽ tự tạo cho mình rất nhiều nguồn ý tưởng vô tận cho các sản phẩm sau này.
Sử dụng tấm ảnh như một bản mẫu thiết kế để phác thảo vào đó các tỉ lệ và kích thước của đồ vật. Nhưng trước khi bạn bắt tay vào chế tác, hãy hình dung ra chất liệu, lượng gỗ và các công cụ khác mà bạn sẽ cần đến. Sau đó tìm nơi bán các nguyên vật liệu và tính chi phí cuối cùng để tạo ra sản phẩm.
Bạn đang tự đóng đồ gỗ để tiết kiệm chi phí, vậy hãy tính toán làm sao cho số tiền tiết kiệm được xứng đáng với công sức mà bạn đã đầu tư.
Bước 1: Cố định góc đóng khung bàn
Để đóng góc bàn cho chuẩn mà không bị lệch khi ghép mặt bàn, bạn có thể dùng một góc vuông cố định để ke độ chuẩn
Ta lấy một miếng gỗ mỏng để cố định khoảng cách chuẩn cho mỗi góc bàn trước khi ta đóng 4 miếng khóa góc vào 4 góc.
Đặt miếng gỗ mỏng đó vào góc để cố định khoảng cách đóng giữa hai thanh như hình dưới
Sau khi đã đặt cố định vị trí hai thanh gần khép góc, dùng kẹp gỗ để kẹp cố định khung
như hình trên.
Bước 2: Đóng các thanh lại với nhau
Sử dụng miếng khóa góc và khoan lỗ bắt vít 4 góc để cố định hai thanh như hình dưới:
Khoan một lỗ chính giữa miếng khóa góc để sau này ta gắn chân bàn.
Sau khi đã cố định góc, ta lấy bút gạch đánh dấu vị trí đặt góc như hình dưới.
Ta hãy bỏ miếng gỗ mỏng để cố định góc trước đó ra và làm tương tự với các góc khác của phần khung đỡ mặt bàn. Sau đó bắt vít cố định phần khung đỡ
Bước 3: Lắp mặt bàn vào khung đỡ
Sau khi hoàn thành phần khung đỡ ở bước 3, ta tiến hành lắp mặt bàn vào phần khung đỡ
Lấy tấm gỗ làm mặt bàn kích thước 95 x 60cm đặt xuống dưới cùng ( nhớ lót bên dưới để không làm trầy xước mặt bàn)
Bắt vít lần lượt 6 miếng ke góc chữ V để cố định khung đỡ với mặt bàn. Hai miếng bắt ở cạnh dài bàn và 1 miếng bắt ở mỗi đầu bàn như hình:
Bước 4: Lắp phần Chân bàn
Để phần chân bàn có thể dễ dàng tháo rời khi chuyển đồ, ta sử dụng bu lông vít (bulong) để bắt 4 chân vào phần mặt bàn.
Để lắp được, ta cần khoan 2 lỗ trên chân bàn , 1 cho phần bu lông và 1 lỗ cho phần vít
Khoan phần lỗ để lắp bu lông vít vào như sau:
Dùng máy khoan cầm tay khoan một lỗ chính giữa trên thanh làm chân bàn sao cho phần bu lông vít lọt vừa khí lỗ đã khoan. Làm lần lượt với 3 chân còn lại như hình trên
Độ sâu của lỗ khoan cần đủ sâu để có thể gặp lỗ khoan cho phần vít đi qua
Phần lỗ còn lại để lắp vít thì khoan trên góc của thanh chân bàn, lưu ý độ sâu của lỗ khoan phải đi qua lỗ bắt trên phần bu lông.
Sau đó ta đút phần bu lông vít vào lỗ vừa khoan.
Phần lỗ khoan để bắt vít khoan
Ta lần lượt làm tương tự như các chân còn lại nhé. Sau khi khoan xong ta tiến hành bắt vít cả 4 chân bàn cố định vào phần thân bàn. Vậy là bạn đã hoàn thành xong cách đóng bàn gỗ rồi đấy
Bước 5 : Đánh Veneer bề mặt
Ta nhẹ nhàng đánh Veneer để làm bóng mặt bàn là ta đã hoàn thành tất cả các khâu cho chiếc bàn của bạn. Tùy thuộc theo màu bạn thích mà bạn có thể sơn màu tùy ý
III. Một số lưu ý hữu ích trong quá trình đóng đồ gỗ
3.1) Tìm hiểu quy trình trước khi thực hiện
Những bản vẽ hay bức ảnh về món đồ chưa thể nói cho bạn biết thao tác để ghép các mảnh gỗ lại với nhau như thế nào, hay phương pháp xẻ gỗ hiệu quả nhất cho từng chất liệu. Hơn nữa, nếu bạn sử dụng các công cụ đồ điện như máy cưa, máy cắt hay máy khoan mà bạn chưa từng động đến bao giờ.
Tốt nhất nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng để công việc được thuận tiện và nhanh chóng hơn cũng như an toàn hơn cho bạn và gia đình. Tra cứu các video hướng dẫn sử dụng trên Internet cũng không phải là một ý tồi.
Có một số lưu ý trước khi đóng đồ gỗ như sau:
- Điểm nối càng phức tạp, tinh vi thì tính thẩm mĩ càng cao.
- Dùng đinh hay ốc vít thường dễ dàng để lắp ghép hơn, nhưng thường không đẹp mắt cho lắm.
3.2) Không nên vội mua những thiết bị đắt tiền
Đây có thể là sai lầm phổ biến nhất của dân mới vào nghề. Họ thường tìm mua những loại công cụ mới và tốt nhất có thể tại các đại lý cửa hàng.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa thực sự có kinh nghiệm hãy nên mua những dụng cụ máy móc giá rẻ hoặc mượn của người khác để thực hiện thử nghiệm. Sau khi thuần thục rồi hãy từ từ nâng cấp dần cho chất lượng cũng như độ bền của nó.
3.3) Có thêm người bạn đồng hành
Nếu bạn có một người bạn cũng thích thú với công việc liên quan đến ngành mộc này. Thật tuyệt vời khi hai người cùng hợp tác sản xuất. Chưa kể có rất nhiều công đoạn bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ. chẳng hạn, một người cắt trong khi người kia giữ chặt tấm gỗ hay có thể là nhắc nhở những lỗi có thể làm sai.
3.4) Quy tắc 2 lần đo, 1 lần cắt
Phương châm này nhằm giúp bạn hạn chế rủi ro hỏng vật liệu làm tiêu phí vật tư cũng như là tiền bạc. Đừng quá vội vã trong bất cứ khâu cắt xén nào, hãy xem xét thật kĩ trước từng thao tác. Bạn có thể đánh dấu từng mảng gỗ vừa được cắt ra. Như vậy bạn sẽ khỏi nhầm lẫn mảnh này với mảnh kia và tránh phải cắt lại.
3.5) Dục tốc bất đạt
Giây phút cuối cùng khi hoàn thiện một thành phẩm bạn thường nảy sinh tâm lý luôn nhanh chóng để chiêm ngưỡng nó. Điều này đã khiến bạn vô tình tạo ra những sự cố không đáng có. Dẫn đến sản phẩm không thực sự hoàn thiện.
3.6) Sản phẩm đầu tiên sẽ không bao giờ là hoàn hảo.
Thực tế nói ra rằng, mọi thứ luôn không hoàn hảo, cho nên việc lần đầu tiên thành phẩm không theo ý mình. Bạn cũng đừng vội mà thất vọng, mà hãy chấp nhận nó. Đặc biệt, luôn xem xét quá trình thực hiện của mình. Và khắc phục nó dần dần để tạo ra cho bạn thói quen và sự chuyên nghiệp.
“Mười nghìn giờ là con số kỳ diệu của sự vĩ đại” – Malcolm Gladwell .
Trên đây là tổng hợp những mẹo đóng đồ gỗ tại nhà và những lời khuyên hữu ích nhất. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn những hiệu quả tốt nhất.
Chúc các bạn thành công!