Được thiết kế bởi Công ty thiết kế và kiến trúc Thượng Hải – Hồng Kông Linehouse, nhà hàng được đặt tên John Anthony – là tên người đàn ông gốc Trung Quốc đầu tiên được nhập quốc tịch trở thành công dân Anh vào năm 1805.

Nha-hang-john-anthony-1

Anthony làm việc cho một Công ty Đông Ấn Limehouse ở phía đông London, công việc của anh tại nơi này là cung cấp thức ăn và chỗ ở cho những thủy thủ Trung Quốc đến lưu trú.

Người đồng sáng lập Linehouse Alex Mok cho biết: “Thiết kế dựa trên hành trình của John Anthony, khám phá sự kết hợp phong cách kiến trúc và vật chất giữa văn hóa phương Đông và phương Tây cũng như mang hơi hướng kiến trúc thuộc địa với những chi tiết phía đông, để tạo ra một phòng trà kiểu Anh trên nền một nhà hàng Trung Quốc”.

Nha-hang-john-anthony-2

Linehouse ứng dụng những tư liệu mà Anthony đã tự mình trải nghiệm trong những chuyến đi cho toàn bộ không gian của nhà hàng: chất liệu gạch men thủ công, đồ trang trí tự nhiên và có giá đỡ, đất nung, vải nhuộm và bấc dệt thủ công.

Những vị khách tại John Anthony có thể trải nghiệm những bậc cầu thang làm bằng kim loại màu trắng và được chiếu sáng bằng kính khuếch tán. Vị trí lối vào nổi bật với sàn lót đá mài màu xanh lá cây, nội thất cùng với trần nhà cong tạo cảm giác không gian rộng lớn về chiều cao, được phủ bằng gạch màu hồng và phản xạ qua không gian cao cấp ở các tấm gương.

Nha-hang-john-anthony-3

Hội trường chính được thiết kế với mục đích gợi nhớ lại các kho bãi của các khu neo đậu ở London với trần nhà hình mái vòm. Các tầng của hội trường chính này được lát bằng gạch đất nung khai hoang từ những ngôi nhà bỏ hoang ở những vùng nông thôn của Trung Quốc.

Sự kết hợp giữa nhà ăn và thiết kế thuộc địa của Trung Quốc để lại dấu ấn trong các chi tiết của những thanh gỗ với thủy tinh, đồ nội thất đan bằng liễu gai, các loại vải hoa vàng và cẩm chướng.

Nha-hang-john-anthony-4

Một bộ sưu tập các ống thủy tinh chứa các hộp đựng các loại thực vật được tìm thấy dọc theo các tủ đựng gia vị treo trên tường. Ở phía trên quầy bar, các tủ hình vòm khung trưng bày một bộ sưu tập các loại rượu gin.

Một cấu trúc kim loại màu trắng, gợi nhớ đến một mái nhà kho công nghiệp, treo trên trần nhà với các đèn ống gỗ. Trong khu vực ăn uống, đèn bằng đồng được thiết kế sắp xếp theo những đường thẳng tắp.

Ngoài sảnh chính, một loạt các không gian hình vòm cho phép việc ăn uống cũng được thân mật hơn. Các mái vòm được lát bằng gạch thủ công màu xanh lá cây và màu da trời trang trí cho khung cảnh của nhà bếp. Rèm cửa màu lam ngọc điểm xuyết thêm để tạo sự riêng tư từ các khu vực nhà hàng chính.

Một phòng ăn hoàn toàn riêng ở phía sau của nhà hàng có gạch in thủ công với hình minh họa về sự giao thương hàng hóa giữa Anh quốc và Trung Quốc trong thế kỷ thứ mười tám, chẳng hạn như thuốc phiện dược liệu và động vật ngoại lai.

Nha-hang-john-anthony-5

“Chúng tôi đã có một nghệ sĩ địa phương để vẽ bằng tay những hình minh họa này, sau đó được quét và in lên gạch bởi các nhà sản xuất địa phương. Mỗi viên gạch là một hình ảnh khác nhau chính vì vậy nó là kết quả của tình yêu lao động để tạo nên bức tường này”, Mok cho biết.

Đằng sau quầy bar, còn có một căn phòng có các gian hàng hoa được ngăn bằng rèm vải lanh treo trên một đường ray kéo bằng đồng. Vải lanh chàm nhuộm tay treo trên trần nhà gợi đến cuộc sống lênh đênh biển cả.

Nha-hang-john-anthony-6

Các bàn trang điểm mạ đồng và ống nhựa tái chế được trang bị tại lối ra vào trước phòng tắm. Cửa sổ tròn trong cửa phòng tắm cũng lấy cảm hứng từ các tàu của Công ty Đông Ấn.

Với sự kết hợp thiết kế Đông-Tây này, nội thất hướng đến tính bền vững, điều này cũng được phản ánh trong thực phẩm và đồ uống được phục vụ tại nhà hàng. Các thực đơn và đế lót ly được làm bằng giấy và nhựa dẻo, gạch lát sàn được khai hoang và các vật liệu có nguồn gốc bền vững.

Nha-hang-john-anthony-7

“Tất cả ánh sáng cho dự án này được thiết kế riêng trong nhà, được vận hành bởi các thợ thiết kế địa phương”, Mok nói. “Hầu hết các đồ nội thất cũng được thiết kế riêng, ghế ăn, tất cả các bàn, ghế sofa bằng mây đều được sản xuất tại địa phương”.

Tại Calgary, Canada, nhà hàng dim sum này và quầy bar cocktail dưới tầng hầm Two Penny, công ty nội thất Canada Sarah Ward cũng lấy ý tưởng nghệ thuật trang trí của Trung Quốc về màu sắc và họa tiết vào những năm 1920.