Bauhaus – Có những khoảnh khắc trong lịch sử khi mà dòng chảy của ý tưởng, con người và các lực lượng văn hóa, công nghệ tạo nên một điểm bùng phát.
Đôi khi các tia lửa được tạo ra không nhiều hơn một điểm sáng nhấp nháy. Nhưng nếu đúng thời điểm, nó có thể phun trào tạo thành một thứ ánh sáng chói lọi, rực rỡ, dù chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, đốt cháy và thay đổi cả thế giới xung quanh nó.
Và Bauhaus là một trong số đó – một nơi bất chấp tình trạng hỗn loạn của kinh tế, sự bảo thủ về văn hóa của thế giới xung quanh nó – để mang lại một tầm nhìn thực sự cấp tiến, mang tầm vóc quốc tế và sự lạc quan về tương lai.
Ngôi trường về thiết kế có tầm ảnh hưởng lớn nhất.
Không một ngôi trường thiết kế nào có thể mang một tầm ảnh hưởng lớn như Bauhaus. Mặc dù ngày nay “phong cách” Bauhaus đã mang hơi hướng thương mại hóa, các tác phẩm mang tính chất biểu tượng nhất cũng đã có những bản sao chép sẵn, sự nhiệt tình triệt để trong đặc tính và những tác phẩm tạo ra vẫn còn đó. Biến những thứ bình thường như một chiếc ghế ống, trở thành một vật hiện diện trong các phòng họp trên toàn thế giới.
Ý tưởng cho chiếc ghế được phát triển bởi Marcel Breuer và Mart Stam, người chịu trách nhiệm thiết kế cho những phiên bản thiết kế mang tính chất biểu tượng, phiên bản đầu tiên của nó thuộc về nhà thiết kế Mies van de Rohe từ năm 1927 với tên: the MR Side Chair.
Xét về một mức độ, thiết kế này như một bài luận về sự hiệu quả, không có gì là thừa thãi và sử dụng số lượng vật liệu khác nhau ở mức nhỏ nhất – chỉ có những ống thép mạ nhôm, những miếng da đệm để ngồi và để tựa và những sợi dây buộc chúng lại với nhau.
Tuy nhiên, tính cố hữu trong thiết kế này như một bộ phim tuyệt vời và sự tinh tế nổi lên nhờ sự tinh khiết đó, vật liệu không chỉ thể hiện đúng bản chất mà còn bộc lộ tiềm năng. Đó là một chiếc ghế thể hiện tinh khiết nhất của chính nó, và thể hiện được tinh thần của thời hiện đại.
Walter Gropius thành lập Bauhaus năm 1919.
Việc tìm kiếm sự đáp ứng phù hợp về văn hóa với những điều kiện của hiện đại hóa công nghiệp không phải chỉ có ở Bauhaus, và nhất là sau giai đoạn chiến tranh thế giới thứ nhất.
Năm 1919, Walter Gropius, nhà sáng lập Bauhaus, lập luận: “Thời đại mới đòi hỏi sự biểu hiện của chính nó. Được đóng dấu chính xác từ hình thức mà không có sự sai sót, tương phản rõ ràng, có tính trật tự, sự sắp xếp như một phần trong chuỗi, thống nhất cả về hình dáng lẫn màu sắc…”
Tuy nhiên, nhiệm vụ này đã bị trì hoãn và hướng tiếp theo của nó bị thay đổi bởi những nỗi kinh hoàng của chiến tranh công nghiệp.
Bên cạnh đó, khi Gropius thành lập Bauhaus vào năm 1919 tại thị trấn Weimar, bằng cách hợp nhất các tổ chức có sẵn – một học viện Mỹ thuật cũ và một trường nghệ thuật ứng dụng vừa thành lập gần đó – ông vẫn có thể tuyên bố: “Chúng ta hãy cùng quan niệm, cân nhắc và cùng tạo ra một tòa nhà mới của tương lai để mang tất cả vào một sự tích hợp sáng tạo đơn giản: kiến trúc, hội họa và điêu khắc sẽ vươn đến được thiên đường với bàn tay của hàng triệu người thợ thủ công, một biểu tượng cho một niềm tin mới của tương lai.”
Ngay từ những ngày đầu – theo đúng nghĩa đen là thời kì Bauhaus được xây dựng – ngôi trường đã tìm cách thống nhất được nghệ thuật và thủ công, cả hai bằng một cách nào đó đưa các nguyên tắc lại gần với nhau (theo đúng nghĩa đen) dưới một mái nhà và trong bản chất của giáo trình được giảng dạy tại đây.
Chiếc ghế Wassily của Marcel Breuer là một trong nhiều tác phẩm biểu trưng trong thiết kế nội thất của sinh viên và giáo viên tại trường.
Đối với Gropius, việc phá vỡ các hệ thống phân cấp nghệ thuật cũ không chỉ đơn thuần là một hành động văn hóa, và còn là hoạt động xã hội, nhắm vào việc sắp xếp lại cơ bản trật tự xã hội trong thời kì hiện đại.
Trong lúc này, ông không quá tách rời so với quan điểm của William Morris hoặc thậm chí AWN Pugin, cả hai đều lập luận theo những cách khác nhau nơi mà các thiết kế truyền thống lẫn thủ công đều có thể dẫn đến sự trở lại của những giá trị văn hóa trước thời đại công nghiệp, xã hội hóa và cả những giá trị về tôn giáo. Trong khi Gropius xem nghệ thuật và thiết kế như một công cụ để hướng đến một thế giới khác, thứ mà ông khao khát không phải là một khái niệm thần thoại về quá khứ mà là khái niệm hướng đến thời đại công nghiệp hiện đại hóa – ủng hộ phong trào văn hóa mà ngày nay chúng ta hiểu như chủ nghĩa hiện đại.
Thời gian đầu Bauhaus không bao quát về công nghiệp.
Ban đầu, thật ngạc nhiên khi nhìn lại, ngôi trường không hề có ý hướng về công nghiệp cũng như các hình thức tiến hành công nghiệp. Điều này có lẽ giải thích cho sự gợi nhắc đến biểu tượng trong một tuyên bố của Bauhaus, mang sự ám chỉ đến viễn cảnh huyền bí trong thời kì trước chiến tranh trong kiến trúc Alpine của Bruno Taut.
Một trong những giáo viên có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại Bauhaus trong những năm đầu là Johannes Itten, một họa sĩ thể hiện, người dẫn đầu cho khóa học sơ bộ dành cho tất cả học sinh bước đầu khám phá các màu sắc, những thử nghiệm đầu tiên và những khả năng siêu việt của sự trừu tượng hóa, mà theo như ông thấy là một sự kết nối với tâm hồn bên trong.
Vị trí này rõ ràng là có hơi mẫu thuẫn so với quan điểm về vật chất của nhóm Deutsche Werkbund đã ảnh hưởng đến Gropius giai đoạn trước chiến tranh. Tuy nhiên những khóa học của Itten cũng có thể được xem như mang lại những định hướng cơ bản về xã hội cũng như về nghệ thuật. Chối bỏ những dáng vóc cũng như những phân cấp về nghệ thuật sẵn có đã mở ra nhiều khả năng cho một nền văn hóa toàn thể, không phân chia giai cấp.
Sau khóa học sơ bộ này, được dạy tại những thời điểm khác nhau bởi những ngôi sao danh giá như Wassily Kandinsky, Paul Klee và Josef Albers, sinh viên sẽ được tốt nghiệp và đến với những lãnh vực chuyên sâu hơn như dệt, kim loại, làm đồ gốm và làm tủ. Một lần nữa, có một sự mâu thuẫn rõ ràng trong sự thống nhất mục tiêu của Gropius về nghệ thuật và thủ công, và việc tiếp tục duy trì sự tách biệt trong kỷ luật phản ánh các thực tế về tài chính mà Bauhaus phải đối mặt.
Tuy nhiên từ năm 1922, lúc này vẫn còn ở Weimar, khuynh hướng của Bauhaus đã bắt đầu có sự thay đổi. Nền kinh tế nước Đức đã bắt đầu phục hồi, sự ghé thăm của nghệ sĩ De Stijl Theo van Doesburg đã bắt đầu cho một sự thay đổi hướng tới một ngôn ngữ thiết kế hiện đại và những mối quan tâm mới trong sự tích hợp giữa thiết kế và công nghiệp.
László Moholy-Nagy đã tiếp quản khóa học sơ bộ của Itten và giới thiệu đến một ngành nghệ thuật và triết lý mang định hướng về máy móc nhiều hơn. Như một cách xác nhận cho sự chuyển hướng này, Gropius tuyên bố trong một bài báo tại buổi triển lãm ở Bauhaus năm 1923: “Bauhaus tin rằng máy móc đang trở thành một hướng thiết kế hiện đại và chúng tôi đang dần làm quen với điều đó.”
Tòa nhà Bauhaus mang giá trị biểu trưng của trường.
Cùng nhìn lại những năm sau thời kì hoàng kim của Bauhaus. Năm 1925, trường chuyển từ Weimar sang một tòa nhà do chính Gropius thiết kế bên ngoài thị trấn Dessau. Thiết kế của Gropius là một tổng thể của mọi điều mà Bauhaus đại diện – mang tất cả nghệ thuật, thủ công lẫn công nghiệp hóa vào một bức tranh nghệ thuật tổng thể. Là một trong những tòa nhà đầu tiên đại diện cho cái gọi là “Phong cách Quốc tế”, tòa nhà đã trở nên quá đỗi quen thuộc và thân mật đến nỗi đôi khi người ta quên mất nguồn gốc cơ bản mà nó đã từng – đó là một biểu tượng được xây dựng trên ngôn ngữ trừu tượng mới của chủ nghĩa hiện đại.
Gồm những đường và mặt phẳng ngang dọc giao nhau, lấy ý tưởng như những chiếc chong chóng, với những chiếc cánh trải rộng xung quanh, vượt xa những tính đối xứng truyền thống. Kết quả là, không có một hệ thống phân cấp rõ ràng nào giữa các phần khác nhau trong tòa nhà (vì sự thiếu vắng sự phân chia các cấp độ của những hoạt động khác nhau đã ăn sâu vào bên trong)
Những vật liệu hiện đại – như thép, kính và bê tông – được triển khai nhằm thể hiện những tiềm năng trong kết cấu lẫn biểu tượng, như những cửa sổ băng dài bằng kính, những ban công console và cây cầu hỗ trợ nâng một trong những chiếc cánh ngay trên một con đường cắt ngang khu vực.
Thiết kế làm nổi bật hai chức năng chính yếu của tòa nhà – một tòa nhà của thời đại máy móc, đồng thời là một ám chỉ phức tạp cho một ý nghĩa sâu rộng hơn, những ý nghĩa phổ quát và hàm ý của sự trừu tượng hóa. Tóm lại, đó là những bản chất của Bauhaus được bắt trọn trong không gian ba chiều.
Chủ nghĩa quốc tế của Bauhaus dẫn đến sự nghi ngờ.
Trong những năm tiếp theo, một sinh viên Bauhaus đã có cuộc gặp gỡ với Marcel Breuer, lãnh đạo bộ phận sản xuất và phát triển các thiết kế nội thất cơ bản mang tính hình tượng, Gunta Stölzl trong cách mạng hóa về nghệ thuật thiết kế và sản xuất dệt may từ những vật liệu trừu tượng không chính thống, chế tạo kim loại cùng những giáo viên như Moholy – Nagy và Marianne Brandt để có thể chuẩn bị chuyển sang sản xuất hàng loạt, Kandinsky và Klee khám phá ra những cách thức mới để xem xét hình thức.
Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, Bauhaus đã nắm giữ chiếc mở khóa dẫn vào tương lai. Nhưng có thể mọi thứ đều không thể kéo dài mãi.
Bauhaus đã nhận những lời chỉ trích ngay từ những ngày đầu. Ngôi trường được xem xét trên những nghi ngờ vì chính những lý do khiến nơi đây trở nên quan trọng: chủ nghĩa quốc tế tại đây được coi như ngoại lai; sự tiến bộ xã hội, cả trong trường học lẫn trong quan điểm của thế giới mà Bauhaus tán thành, cũng như chủ nghĩa của Bolshev; và tính thẩm mỹ mới của nó, được xem là một sự tiến hóa ngược với truyền thống văn hóa tự nhiên của nước Đức.
Những đả kích dữ dội vào trường dưới thời Meyer.
Năm 1928, Gropius rời khỏi trường, Hannes Mayer kế nhiệm ông vào vai trò giám đốc. Những chức năng và định hướng tư tưởng công khai của Meyer đã chứng kiến những sự đả kích mãnh liệt vào Bauhaus trong một bầu không khí mang sẵn những nghi ngờ sâu sắc về bất cứ điều gì không được coi là thật sự thuộc về nước Đức.
Mies van de Rohe giám sát những năm cuối cùng trước khi trường đóng cửa vào năm 1933, cùng nhiều tia sáng dẫn lối trở về nước Mỹ, nơi họ tiếp tục truyền đạt các ý tưởng của Bauhaus qua các phương pháp giảng dạy cùng những triết lý của mình.
Mặc dù Bauhaus tồn tại hơn một thập kỷ, một thước đo đơn giản về tầm quan trọng của nó chính là không một ngôi trường nghệ thuật hay kiến trúc nào trên thế giới có thể công khai tuyên bố không bị ảnh hưởng bởi Bauhaus. Nhưng sự tác động của Bauhaus vượt ra xa khỏi nền giáo dục thiết kế – đó là một nơi được hình thành ngay từ đầu để vật lộn với một thế giới thay đổi nhanh chóng và tìm kiếm sự phản hồi văn hóa mà không chỉ làm giảm thiểu sự chuyển biến của nó mà còn để khuôn đúc thành những lợi ích chung.
Có một điều trớ trêu rằng khi chúng ta kỷ niệm 100 năm Bauhaus, những áp buộc của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa bảo thủ và văn hóa đã dẫn đến sự đóng cửa của ngôi trường và trong những năm sau đó, cái chết và sự hủy diệt trên qui mô chưa từng có trong lịch sử loài người – quay trở lại với sự báo thù.
Trong một thế giới ngày càng phản động và dân túy, những lý tưởng của Bauhaus – chủ nghĩa quốc tế của nó, sự sẵn sàng đấu tranh thay vì nhút nhát trước một thế giới đổi thay, và những quan điểm lạc quan về tương lai – là điều cần thiết hơn bao giờ hết.