Bức tranh được vẽ thành công phải là tác phẩm có thể làm cảm động người xem ngay khi vừa thấy nhìn thấy; một phần đó phụ thuộc vào phong cách. Trong thời đại nhà Thanh, một nghệ sĩ tài năng xuất chúng có thể vẽ được những bức họa về hoa và chim mà không cần vẽ phác từ trước. Chủ đề yêu thích thường là hoa mẫu đơn.

Trung Hoa có một phương pháp vẽ rất đặc biệt được gọi là “tranh không cốt”. Các bức tranh chi tiết trong truyền thông thường trước khi vẽ cần phác thảo đường viền của đối tượng cần vẽ, sau đó mới sử dụng sơn màu. “Tranh không cốt” chính là lấy bút chấm nước màu và vẽ trực tiếp lên bề mặt giấy, trực tiếp vẽ hình dạng và cấu trúc khối của đối tượng. Hai cách vẽ đòi hỏi kỹ năng khác nhau, cũng mang đến những hiệu ứng thẩm mỹ khác nhau.

Một bức tranh vẽ chim và hoa không có cốt sẽ có thể tạo cảm giác xinh đẹp đến mức “trong vắt mượt mà”, “tươi mới tao nhã”. Bởi nó có thể mang đến cảm giác tích cực này nên những bức tranh “không cốt” này khi được hoàn thiện, lập tức có thể chinh phục được trái tim của nhiều người.

Cuộc đời tài hoa mà giản dị

Uẩn Thọ Bình (1633 – 1690) là danh họa nổi tiếng của triều đại nhà Thanh, người Vũ Tiến (nay là Giang Tô, Thường Châu), tự là Thọ Bình, hiệu Nam Điền hay Hào Vân Khê Ngoại Sử. Nổi danh cùng thời với Vương Thì Mẫn, Vương Giám, Vương Huy, Vương Nguyên Kỳ, Ngô Lịch, ông là một trong “Thanh sơ lục đại gia“. Uẩn Thọ Bình xuất thân trong gia đình quan liêu, học giả, ba thế hệ của gia đình ông không phải làm quan chức thì cung là những học giả uyên bác. Vì thế ngay từ khi còn là đứa trẻ ông đã được đào tạo và giáo dục cẩn thận. Ông rất tài hoa, 8 tuổi có thể vịnh câu đối và cũng thể hiện một tài năng nghệ thuật thiên phú.

Tranh chân dung Uẩn Thọ Bình

Nhà hí kịch gia nổi tiếng Viên Mai đã biên tập một vở kịch mang tên “Tựu Đỉnh Duyên”, kể về cuộc gặp gỡ năm xưa với Thọ Bình. Thời gian đó, triều đại nhà Minh và Thanh đang hoán đổi, các cuộc chiến tranh xảy ra khắp mọi nơi. Thời niên thiếu của Thọ Bình đã phải trải qua cuộc sống lưu lạc nghèo khổ đến khốn cùng. Khi 15 tuổi, ông đã cùng cha tham gia chống lại Thanh triều, binh đao thất bại cũng là lúc ông lạc mất cha mình.

May mắn thay, Thọ Bình được vợ chồng tổng đốc Trần Cẩm thu nhận, tránh khỏi cảnh tù binh gian khổ. Sau đó Thọ Bình trở về quê hương, kiếm sống bằng cách bán tranh. Lúc đầu ông chủ yếu vẽ phong cảnh sơn thủy, nét bút rất cứng cáp. Sau khi quen Vương Huy ông mới chuyển sang vẽ hoa cỏ. Tranh hoa và chim của ông rất tươi sáng rõ ràng, có phong cách đặc trưng của riêng mình, nên người thời đó gọi là tranh ông là “Uẩn phái” hay “Thường Châu phái”.

Sau sự sụp đổi của triều đại nhà Minh, Thọ Bình đã khiến nhiều người sùng bái khi nghe những bài giảng của ông về nghề nghiệp, kiến thức và khí tiết của mình. Chịu ảnh hưởng của người cha từ nhỏ, Uẩn Thọ Bình cả đời không tham gia khoa thi cử, cũng không muốn làm quan, chỉ lấy nghiệp vẽ tranh làm nguồn sống, tranh của ông tao nhã mà mỡ màng, mở ra một bầu không khí mới cho xã hội thời bấy giờ.

Vào cuối năm thứ 28 của hoàng đế Khang Hy (1689), Thọ Bình đến Hàng Châu để bán tranh và kiếm đủ tiền mua hai phần đất nghĩa địa, dự tính dời mộ cha sang nơi này. Uẩn Thọ Bình coi công danh lợi lộc như cỏ rác, tuổi già bệnh tật liên miên, đến lúc chết cũng không đủ tiền mua một quan tài gỗ, cuối cùng có người bạn tốt là Vương Huy giúp an táng.

Vẽ hoa mẫu đơn – “hoạt sắc sinh hương” (màu sắc sinh động, tỏa mùi hương)

Đối với việc vẽ hoa mà không có phác thảo, cách dùng nước, dùng màu và dùng phấn đều hết sức trọng yếu. Khi dùng nước đúng mức, có thể biến màu sắc trở nên tươi mới, từng lớp màu phong phú, mang cảm giác sinh động. Tiếp theo là việc sử dụng màu sắc, vì hoa không có phác thảo, màu sắc sẽ được coi trọng hàng đầu, dùng màu phải dùng thật tốt, đem màu xử lý giống như thủy mặc cao quý nhã nhặn. Sử dụng phấn bột cũng rất quan trọng, bột đậm, nhạt, dày mỏng đều cực kì quan trọng. Bột cùng nước, sắc hòa vào nhau vừa vặn thì sự chuyển đổi giữa các màu sắc cũng sẽ tự nhiên. Nếu dùng bột không thích hợp, sắc sẽ đục ngầu, sắc độ giảm xuống và không có hào quang.

Về kỹ thuật tô màu, nước và phấn bột, Thọ Bình có một lĩnh hội sâu sắc, ông nói: “tô phủ vô cùng khó, cần có sự luyện tập nhiều lần”. Vì thế ông đã sử dụng đến kỹ thuật “Điểm nhiễm phấn bút đái chi, điểm hậu phục dĩ nhiễm bút túc chi” (1) và “Sắc nhiễm thủy huân” (2), vận dụng tương hỗ, đạt đến mức độ hoạt sắc thiên hương. Để cho người xem cho thể ngửi thấy mùi không khí tự nhiên và cảm nhận được hương thơm nồng nàn của bông hoa.

Cổ nhân có nói “họa thư kỳ nhân“, bức tranh có thể phản ánh khí chất, thiên chất, tu dưỡng cùng cảnh giới thẩm mỹ. Uẩn Thọ Bình vì muốn những bông hoa trong tranh mang lại hương thơm, nên ông có ý thức thiết lập màu sắc tươi tắn, tinh khiết. Cũng bởi vì ông là một người có nhân phẩm cao thượng, tâm trí cởi mở không bị kiềm chế bởi dục vọng, ham muốn, như trời quang trăng sáng…Phàm là những điều này đều có thể được phản ánh qua bức tranh. Thế nên hoa mẫu đơn của ông có một phong cách rõ ràng, thanh lịch, tinh tế, đạt đến trình độ khó có người nào sánh bằng.

Chú thích:

(1) Điểm nhiễm phấn bút đái chi, điểm hậu phục dĩ nhiễm bút túc chi: một trong những phương pháp vẽ màu không có phác thảo. Phương pháp này là một phương pháp tô màu từng điểm và nhuộm. Các bước gồm: đầu tiên điều chỉnh màu (chẳng hạn như màu trắng), sau đó áp dụng một màu khác (chẳng hạn như son đỏ) dùng cho đầu bút, sau đó nhuộm nó từ đầu cánh hoa lần lượt từ màu trắng đến màu đỏ. Lặp đi lặp lại nhuộm theo cách này cho đến khi đạt được trạng thái “hoạt sắc thiên hương” (màu sắc sinh động đến mức có thể tỏa mùi hương).

(2) Sắc nhiễm thủy huân: một trong những phương pháp vẽ màu không có phác thảo. Đó là để nói, để màu sắc và nước được tích hợp, không chỉ có thể hiển thị màu sắc của hoa, mà còn cho mọi người một cảm giác về kết cấu, ánh sáng, tính năng động.

Sưu tầm